Cổng trục chữ A dầm đơn 3 tấn

430 Quốc Lộ 1A - P .Bình Hưng Hoà B - Q. Bình Tân - HCM

cautructruongsinh@gmail.com

THIẾT BỊ CẦU TRỤC TRƯỜNG SINH
liên hệ với chúng tôi

Hotline

0933 747 650

Cổng trục chữ A dầm đơn 3 tấn

Cổng trục dầm đơn 3 tấn hay còn gọi là cổng trục chữ A 3 tấn là thiết bị nâng hạ hàng hóa, hoạt động trên đường ray đặt dưới mặt đất.
  • 544
  • Liên hệ

                                                             

1. Cổng trục dầm đơn hay cổng trục một dầm, là thiết bị:

      - Chuyên dùng để nâng/hạ & di chuyển hàng hóa có kích thước cồng kềnh, khối lượng lớn tại nơi tập kết.

      - Với kết cấu một dầm chính & di chuyển trên ray được đặt sát mặt đất.

     2. Cổng trục dầm đơn có có đặc điểm là:

      - Dùng một dầm chính để làm đường chạy cho palang điện(tời điện), palang này giúp nâng hạ & di chuyển vật nâng theo phương của dầm chính.

     - Dầm chính liên kết với 2 chân đỡ kiểu chữ A & di chuyển dọc theo ray(P) thông qua cụm bánh xe dầm biên.

 

 Hình ảnh: Cổng trục dầm đơn.

     3. Cổng trục dầm đơn gồm các phần chính như:

      - Hệ dầm chính.

      - Chân cổng trục.

      - Palang điện.

      - Hệ điện cầu trục & hệ ray di chuyển.

     4. Để tìm hiểu chủ đề này rõ hơn chúng ta sẽ xem từng thành phần hình thành lên hệ cổng trục này nhé.

 Cấu tạo cổng trục dầm đơn gồm:

Cổng trục dầm đơn.

     1. Kết cấu thép cổng trục dầm đơn: gồm dầm chính & chân cổng trục.

      - Dầm chính: là vị trí chịu lực chính của cả hệ cổng trục, được tổ hợp từ thép tấm(cắt ra từ Máy cắt plasma CNC theo kích thước định sẵn) & được liên kết chặt chẽ với nhau qua các mối hàn. Nhằm đảm bảo tính chịu lực & độ võng thiết kế theo TCVN.

     - Kiểu dầm chính: thường thấy ở kiểu dầm hộp với tính ổn định & an toàn cao.

      - Chân cổng trục: thường thiết kế theo kiểu chữ A với kết cấu dầm hộp, bao gồm chân đơn & chân kép(hay chân cứng & chân mềm) có tác dụng giảm tối đa dao động ngang khi palang có tải & di chuyển ngang theo dầm chính. Hai chân cổng trục được đặt trên hai dầm biên hay còn gọi là dầm đầu & được truyền động bằng động cơ liền hộp số(có phanh).

      - Ngoài ra với những hệ cổng trục nhỏ(dưới 3 Tấn) & khẩu độ nhỏ(dưới 5M) ta có thể sử dụng kiểu dầm I(đúc), chân cổng trục dùng thép ống, thép hộp & có kết cấu, kích thước giống nhau.

 

Cổng trục dầm đơn

     2. Palang điện: là thiết bị nâng chính & được Trường Sinh nhập khẩu từ các hãng sản xuất palang điện nổi tiếng như Balkansko - Bulgaria, Kukdong Hoist - Korea, WKTO - China…

      - Hệ cổng trục dầm đơn có thể sử dụng palang xích hoặc palang cáp kiểu dầm đơn  tùy theo chế độ làm việc của từng nhà xưởng hay đặc tính cửa từng công việc.

      - Palang điện hoạt động theo 4 hướng(lên, xuống, trái, phải) & di chuyển dọc theo bản cánh dưới dầm chính.

     3. Hệ điện cổng trục: bao gồm hệ điện dọc, hệ điện ngang & tủ điều khiển.

      - Hệ điện dọc: thường sử dụng Rulo cáp điện kiểu lò xo(hoặc động cơ), tùy thuộc vào hành trình đường chạy & công suất cổng trục mà rulo có chiều dài, kích thước cáp nguồn khác nhau. Rulo sẽ lấy điện từ tủ nguồn được đặt ở đầu hay giữa đường chạy để cung cấp lên cho cổng trục.

Hình ảnh: Rulo cuốn cáp điện - Dùng cho cổng trục.

      - Ngoài ra, tùy thuộc mặt bằng lắp dựng mà cổng trục còn có thể sử dụng ray an toàn 1P, 3P hay 4P.

      - Hệ điện ngang: thường dùng kiểu sâu đo máng C, được lắp song song với dầm chính để cấp nguồn cho palang điện.

      - Tủ điều khiển: các hãng sản xuất palang điện luôn trang bị 1 tủ điều khiển đồng bộ cho cả hệ cổng trục với 6 hướng(hoặc 4 hướng) di chuyển. Đây là tủ điều khiển bằng Contactor(hay khởi động từ), tức là 3 động cơ trên cổng trục(động cơ nâng, động cơ di chuyển ngang & động cơ dầm biên) sẽ được khởi động trực tiếp bằng điện áp nguồn thông qua tay bấm.

      - Thực tế cho thấy, động cơ nâng & động cơ dầm biên luôn cần thay đổi tốc độ khi vận hành nhằm giảm độ rung lắc do quán tính(khi khởi động trực tiếp) hay khi cần sử dụng tốc độ chậm. Lúc này biến tần sẽ được tích hợp thêm cho tủ điều khiển trên.

Hình ảnh: Tủ điều khiển - Tích hợp biến tần.

     4. Hệ ray cổng trục: bao gồm ray P, ray vuông. Được sử dụng phổ biến làm đường chạy cho hệ cổng trục.

      - Ray P: thường gọi là ray xe lửa với các chuẩn như P18, P24, P30... Khi lắp đặt ray P thường đi kèm với kẹp ray để liên kết ray với mặt sàn bê tông cốt thép thông qua bulong chịu lực cường độ cao.

 

Hình ảnh: Thép ray cổng trục – Ray P.

      - Ray vuông: hay thép vuông đặc có các chuẩn từ 10x10(mm) đến 100x100(mm), được cố định trên mặt sàn thông qua liên kết hàn.

Ưu điểm cổng trục dầm đơn:

     1. Cổng trục nói chung hay cổng trục dầm đơn nói riêng được sử dụng nhiều dựa trên các đặc tính sau đây:

      - Tính cơ động cao: dễ di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác.

      - So với các hệ cầu trục khác thì cổng trục có kết cấu dễ tháo lắp hơn, do đó giảm được chi phí vận chuyển & lắp dựng ban đầu.

      - Khi di dời, cổng trục chỉ cần một đường chạy cố định được lắp đặt trước mà không phụ thuộc nhiều vào kết cấu nhà xưởng.

     2. Hoạt động hiệu quả cả trong nhà & ngoài trời.

       - Cổng trục có môi trường hoạt động không bị hạn chế bởi chiều cao nâng, tải trọng nâng hay điều kiện thời tiết khác nghiệt. Do đó, đây là cơ cấu di chuyển hàng hóa phổ biến ở ngoài trời cũng như trong nhà.

Cổng trục dầm đơn 2 Tấn trong nhà

     3. Lắp đặt nhanh chóng:

      - Cổng trục có kết cấu gồm 3 khối chính là dầm chính, chân đỡ & dầm biên. Các khối này liên kết với nhau qua mặt bích & bulong chịu lực cường độ cao. Vì vậy thời gian cho việc lắp đặt nhanh chóng.

     4. Chi phí đầu tư hợp lí - Sử dụng lâu dài:

      - Tùy thuộc vào từng tải trọng nâng hay khẩu độ dầm chính mà giá một bộ cổng trục sẽ dao động từ vài trăm triệu đến 1 tỉ. Chi phí đầu tư này sẽ thấp hơn khá nhiều so với chi phí thuê hay mua xe nâng, xe cẩu phục vụ cho sản xuất liên tục.

      - Hơn nữa 1 hệ cổng trục có thể đảm nhận việc bốc dỡ cho nhiều loại hàng hóa với kích thước khác trong nhiều môi trường khác nhau, từ kho bãi, cảng biển, thủy điện cho đến đóng tàu…

      - Tuổi thọ cho cổng trục dao động từ 10 - 20 năm tùy thuộc vào chế độ làm việc cũng như tần suất bảo dưỡng định kì. Thông thường sau 10 năm hoạt động thì cầu trục hay cổng trục sẽ được hạ tải nâng so với kiểm định ban đầu.

Cổng trục dầm đơn 2 Tấn ngoài trời

Điểm giống & khác nhau giữa Cầu trục & Cổng trục:

     1. Cổng trục & Cầu trục đều là thiết bị:

      - Chuyên dùng để nâng/hạ & di chuyển hàng hóa trong nhà máy hay xí nghiệp. Tuy nhiên để lựa chọn được thiết bị nâng phù hợp chúng ta cần phân biệt điểm giống & khác nhau.

     2. Điểm giống nhau của Cổng trục & Cầu trục:

       - Cổng trục & Cầu trục giống nhau về nguyên lí hoạt động:

      + Hai hệ này đều có 3 cơ cấu chính: Cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển ngang & cơ cấu di chuyển dọc. Trong đó, palang điện đảm nhận công việc nâng hạ & di chuyển ngang(dầm chính) còn Dầm biên sẽ đảm nhận công việc di chuyển cầu trục, cổng trục dọc theo ray(hay dọc theo nhà xưởng).

      + Do đó, khi vận hành Cổng trục & Cầu trục đều giống nhau với 6 hướng di chuyển cơ bản & được điều khiển thông qua tay bấm có dây, tay bấm điều khiển từ xa.

      - Cổng trục & Cầu trục giống nhau về quy trình sản xuất dầm.

      + Hệ dầm chính, chân cổng trục & dầm biên đa số đều làm từ thép tấm thông qua tổ hợp hàn để tạo ra kết cấu dầm hộp.

      + Tùy theo từng tải trọng hay khẩu độ dầm chính mà dầm hộp có kích thước khác nhau nhưng phải đảm bảo theo TCVN 4244:2005.

Hình ảnh: Kết cấu dầm hộp.

      - Cổng trục & Cầu trục giống nhau về hệ điện ngang:

      + Hệ điện ngang hay hệ điện sâu đo máng C trên cầu trục hay cổng trục không có gì khác biệt từ kiểu lắp song song với dầm chính, dùng cáp điện dẹt & di chuyển trong máng C nhờ con chạy.

     3. Điểm khác nhau của Cổng trục & Cầu trục:

      - Cổng trục & Cầu trục khác nhau về môi trường làm việc:

      + Ta đã biết cầu trục thì luôn di chuyển bên trong phạm vi nhà xưởng, tức là tất cả hoạt động di chuyển hàng hóa đều thực hiện trong nhà.

      + Trong khi đó, cổng trục thì thường được đặt ngoài trời nhiều hơn mà không lo đến yếu tố thời tiết.

      - Cổng trục & Cầu trục khác nhau về vị trí đặt ray:

      + Ray di chuyển cầu trục được hàn trực tiếp hoặc kẹp vào dầm đỡ. Dầm đỡ kiểu thép hình(I, H) được đặt trên vai cột hoặc đỉnh cột của nhà xưởng.

      + Còn ray di chuyển cổng trục đặt đặt sát hoặc âm dưới mặt sàn. Mặt sàn thường có cấu tạo bê tông cốt thép.

      - Cổng trục & Cầu trục khác nhau về cách cấp nguồn:

      + Cầu trục sử dụng hệ ray an toàn 1P, 3P để cấp nguồn tổng thông qua chổi quét điện. Ray an toàn được lắp song song với một bên dầm đỡ.

      + Trong khi đó, cổng trục sử dụng phương án cấp nguồn bằng rulo cuốn cáp. Rulo được đặt trên bệ đỡ & được hàn cố định vào dầm biên(dầm đầu).

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ NÂNG HẠ TRƯỜNG SINH

Đại diện công ty : PHẠM VĂN SINH 

Địa chỉ : 430 quốc lộ 1A , p. Bình Hưng Hoà B, Q. Bình Tân

Hotline : 0933747650

Email : cautructruongsinh@gmail.com

Webbsite : cautructruongsinh.net

Sản phẩm cùng loại

Zalo
Hotline
HOTLINE0933747650